Cụ làm quan, kinh qua nhiều chức vụ nhưng lúc nào cũng giữ được phẩm cách nhà Nho, sống rất thanh cao, đến nỗi vua Lê Nhân Tông sai vẽ hình cụ để cạnh ngai vàng, tỏ ý không lúc nào quên. Còn vua Lê Thánh Tông thì kính trọng cụ, sai văn thần đem bộ sách “Thiên Nam dư hạ” đến tận nơi ở của cụ để tiện biên tập… Nhắc đến Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực người ta hình dung tới sự kết tụ hiểu biết về học thuật ở chốn hàn lâm. Tên tuổi cụ Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực được đứng đầu trong bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Cụ sinh năm Đinh Dậu (1417) và mất năm Quý Tỵ (1473), an táng tại thôn Thượng Khê, xã Nghĩa Bang, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây (nay là thôn Thế Trụ, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Ngày 23 tháng 7 năm Giáp Thìn (1484), phụng chỉ nhà vua, khi cải táng, cụ Nguyễn Trực được đưa về yên nghỉ ngàn thu ở trang Tây Tựu, thảo đường núi Thịnh Mỹ, thôn Đại Lại, xã Bạch Thạch, huyện Mỹ Lương (nay thuộc xóm Vinh Quang, thôn Bạch Thạch, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Mộ cụ được xây dựng bằng đá ong, đến tháng 7/2000, con cháu hậu duệ đóng góp tiền của, công sức, khởi công xây dựng và khánh thành lăng mộ của cụ vào tháng 3/2001. Lăng mộ cụ được xây dựng lại kiên cố hơn bằng gạch chỉ, chiều dài mộ 1,2m, chiều rộng 0,8m, chiều cao 0,6m gồm hai tầng, trên là tầng 8 mái bằng bê-tông cốt thép.
Lăng mộ Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực. Được một gia đình ở xóm Vinh Quang, thôn Bạch Thạch tôn kính cụ Trạng nhượng lại cho dòng họ thêm 70m2 đất. Từ tháng 3/2013, con cháu hậu duệ trong dòng họ đóng góp tiền của, công sức, người nhiều nhất là 27 triệu đồng, ít nhất từ 50.000 đồng trở lên mở rộng thêm khuôn viên, tôn tạo tu sửa lại toàn bộ khu lăng mộ của cụ với tổng kinh phí hết 150 triệu đồng, hoàn thành vào ngày 13/7/2013. Khuôn viên lăng mộ Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực có rộng 172m2. Toàn bộ tường bao được xây theo lối cổ. Tường phía trước có 4 cột đồng trụ đắp tứ linh, chính giữa là chữ Thọ tròn, phía trên đắp con triện đề 3 chữ Thảo Sơn Trang, đều bằng chữ Hán. Tường bao quanh phía sau cũng xây 4 cột đồng trụ, chính giữa đắp lại cuốn thư như trước, phía trên tạc 3 chữ Đức Lưu Quang. Tường phía Tây là cổng vào khu lăng mộ được mở theo hướng Tây Nam, cũng được kiến trúc theo lối cổ, cửa vòm, trên có mái che, hai tầng 8 mái. Trên 4 mũ tường xung quanh khuôn viên được lợp ngói theo lối cổ. Phía trên cổng vào lăng mộ có hàng chữ Hán lớn: Lăng mộ Trạng nguyên Nguyễn Trực. Hai bên cổng vào là đôi câu đối cũng bằng chữ Hán rất đẹp: Thể phách tồn thiên địa/ Linh hồn tại tử tôn. 4 cột đồng trụ tường bao phía trước được đắp nổi bật hai đôi câu đối: Văn Miếu phương danh đồng nhật nguyệt quang huy vạn cổ/ Thịnh Linh lăng mộ tịnh sơn hà tráng cố thiên thu (nghĩa là: Bia Văn Miếu danh thơm cùng nhật nguyệt/ Núi Thịnh Linh Lăng mộ với núi sông bền vững nghìn thu). Hai cột trụ tường hai bên bức tường là câu: Lưỡng quốc Trạng nguyên tiêu lãnh dự/ Tam triều tể phụ bỉnh bưu thanh (nghĩa là: Lưỡng quốc Trạng nguyên lừng đất nước/ Danh thơm sự nghiệp rạng ba triều). Cho đến nay, con cháu hậu duệ trong các chi dòng họ cụ Trạng nguyên Nguyễn Trực vẫn thường được nghe các bậc cao niên trong dòng họ kể lại và thuộc làu lời điếu của vua Lê Thánh Tông khi cụ Trạng mất, rằng: “Đời đời nho tông phát ấp bang/ Trong đạo đức, có từ chương/ Nối dòng thi lễ nhà truyền báu/ Tranh giải khôi nguyên bảng chói vàng/ Nam – Bắc hai triều danh vang/ Phong lưu một cửa họ sang/ Từ văn hóa mỹ đường ở đấy niềm tây lạnh/ Dấu cũ càng thơm xạ có hương”. Bài và ảnh Nguyễn Duy Cách |
Thông tin liên hệ kênh du học :
Du bí kíp luyện ielts học mỹ, du học Anh, du học canada, du săn học bổng mỹ học Pháp, du học singapore, du học Úc, …
Địa chỉ: 101 B2 – Tập Thể Đồng Xa – Mai Dịch – Cầu chất lượng tư vấn du học Giấy – Hà Nội
ĐT: Mr.Hưng 0918.69.85.96 – Ms.Hương Đỗ 0984.761.634
Email: info@kenhduhoc.Vn
Www.Kenhduhoc.Vn – https://www.Facebook.Com/kenhduhoc.Vn
Kênh hỏi đáp du học du học, chắp cánh ước mơ du học của bạn với một lộ trình rõ ràng!
- Huong Do -
0 nhận xét:
Đăng nhận xét